SEO Onpage: hướng dẫn tối ưu trang một cách hoàn hảo

SEO Onpage: hướng dẫn tối ưu trang một cách hoàn hảo

Chắc hẳn là bạn đã từng nghe SEO On-page rất là nhiều, đây là một cách làm tối ưu trên trang website, trên nội dung bài viết, sao cho thân thiện với các công cụ tìm kiếm vừa phải thân thiện với người đọc.

Khi nói đến SEO Onpage, tôi chắc chắn bạn đã nghe rất nhiều lần về các thẻ meta và mật độ từ khoá, thẻ H…Nếu bạn đang tìm kiếm một số chiến lược tối ưu để có thể sử dụng trên website của mình, thì bạn sẽ thích phần thông tin này.

SEO Onpage là một trong những quy trình quan trọng nhất trong suốt một chiến dịch SEO không chỉ giúp tăng trải nghiệm người đọc mà còn giúp từ khóa website đạt được những thứ hạng cao.

SEO Onpage là điểm cần tập trung nhiều nhất của tất cả các quy trình SEO và nếu nó không được tối ưu hóa đúng cho cả công cụ tìm kiếm và người dùng thì website không bao giờ có cơ hội để có một thứ hạng cao.

Trước khi đi vào các chi tiết SEO Onpage và hướng dẫn tối ưu trang một cách hoàn hảo, hãy bắt đầu với một số thuật ngữ SEO là gì?.

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là quá trình tối ưu hóa từng trang của website để xếp hạng cao hơn trong các trang kết quả tìm kiếm (SERPS).

SEO Onpage có liên quan đến cả Onpage Technical (tiêu đề, mô tả, URL…) và nội dung của website .

Mục tiêu cuối cùng với SEO Onpage là thông báo với ‘công cụ tìm kiếm’ và giúp người tìm kiếm thông tin hiểu được ý nghĩa và ngữ cảnh của bài viết.

Đây là một danh sách các vấn đề cần phải kiểm tra và xử lý triệt để sẽ giúp mang lại lưu lượng truy cập thì các công cụ tìm kiếm:

SEO Onpage là gì?

Và đây là giải thích về SEO Onpage dựa vào hình ảnh trên:

1. Sử dụng SEO-Friendly URLs:

Google đã tuyên bố rằng 3-5 từ trong một URL được cho rất thân thiện. Vì thế hãy làm cho URL của bạn ngắn và súc tích, và luôn luôn bao gồm từ khoá trong URL của bạn.

Tối ưu hóa URL rất là quan trọng trong SEO. Nó bao gồm hai phần: phần đầu tiên là tối ưu hóa URL và thứ hai là cấu trúc của URL.

CHÚ THÍCH

Trong các khóa học SEO ở các trung tâm, bao gồm cả khóa học SEO của SEO Nam Nguyễn, thì tối ưu hóa URL là một phần của ‘SEO Technical’ nhưng nó lại liên quan chặt chẽ với SEO Onpage, đó là lý do URL Friendly cũng được nằm trong danh sách kiểm tra và xử lý của Ongape.

Tối ưu hóa URL:

URL tốt phải nhỏ hơn 255 ký tự và sử dụng dấu gạch ngang để ‘-‘ các chữ ra với nhau.

Cũng giống như title của bài viết, URL được tối ưu với SEO thì thường là ngắn gọn, và có các từ khóa mục tiêu.

Đây là một số ví dụ về URL được tối ưu:

Đây là một số ví dụ về URL chưa được tối ưu:

  • Tránh URL không ý nghĩa: seonamnguyen.com/p=123
  • Hoặc các URL dài: seonamnguyen.com/8/6/16/cat=SEO/seo-onpage-huong-dan-xu-ly-onpage-tu-a-toi-z

Cấu trúc URL:

Cấu trúc URL nên là cấu trúc thực tế của website.

Các phương pháp hay nhất để tối ưu hóa cấu trúc URL:

Sử dụng các danh mục – Nhóm các bài viết vào 1 danh mục cùng chủ đề để giúp người dùng và công cụ tìm kiếm tìm thấy những gì họ muốn nhanh hơn.

Bạn cũng có thể có các danh mục con nhưng chú ý rằng nên hạn chế đi qua quá nhiều cấp độ. Ví dụ: cấu trúc danh mục tốt là:

  • Trang chủ> Social Media> Facebook> Bài viết

Thêm một menu Breadcrumb – Breadcumbs là đường dẫn rất hữu ích vì nó cho phép người dùng điều hướng website theo cách có cấu trúc vì họ luôn biết họ ở đâu trên website.

Tìm hiểu kĩ: Friendly URL là gì? Cách tạo URL thân thiện với SEO

2. Tiêu đề bắt đầu bằng Keyword

Thẻ tiêu đề của bạn là yếu tố quan trọng nhất trong SEO. Nhìn chung, từ khóa càng gần với đầu tiêu đề, càng có nhiều trọng lượng với các công cụ tìm kiếm.

Tiêu đề bắt đầu bằng Keyword

Bạn không phải lúc nào cũng cần bắt đầu thẻ tiêu đề bằng từ khóa của mình. Nhưng nếu có thể bạn hãy có gắng đặt từ khóa vào đầu tiêu đề của bạn.

3. Thêm các yếu tố giật tít cho Title

Title rất quan trọng đối với SEO Onpage. Khi công cụ tìm kiếm bắt ‘đọc’ bài viết thì trước hết sẽ là Title, sau đó mới tới nội dung (văn bản, video và hình ảnh).

Google cần phải làm vậy để hiểu rõ nội dung và sau đó kết hợp với các yếu tố khác như Offpage, Domain… bắt đầu xếp hạng cho các bài viết mà cụ thể là các từ khóa.

Title

Mỗi bài viết phải có một tiêu đề duy nhất sẽ giúp cả công cụ tìm kiếm và người dùng hiểu nội dung của bài viết.

Một bài viết có tiêu đề “Cách để SEO từ khóa lên top Google” tốt hơn một bài viết có tiêu đề “SEO từ khóa“.

Tiêu đề vẫn là một trong những yếu tố SEO quan trọng nhất trong Onpage.

Mẹo tối ưu hóa title:

Cho từ khóa vào những kí tự đầu tiên – Khi có thể thêm từ khóa mục tiêu để bắt đầu cho title thì sẽ giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu ngay từ đầu những từ khóa mà bài viết đang nhắm mục tiêu.

Tối kị là nhồi nhét các từ khóa và title, nếu như từ khóa không thể bắt đầu cho title thì cũng không phải là một vấn đề lớn, quan trọng nhất chỉ cần đảm bảo từ khóa có xuất hiện trong tiêu đề.

Viết tiêu đề ngắn và mô tả ý của bài viết – Tiêu đề bài viết có số kí tự dưới 60, vì đây là số ký tự được Google hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Sử dụng các yếu tố giật tít như “2018”, “tốt nhất”, “hướng dẫn” và “mẹo hay”… có thể giúp tăng tỷ lệ click (CTR).

Không cần phải thêm tên miền trong tiêu đề – Không cần phải thêm tên miền trong tiêu đề vì điều này được thêm tự động bởi Google. Chúng ta cần sử dụng 60 ký tự để mô tả chính xác nội dung của bài viết.

Meta description

Description là những gì người tìm kiếm sẽ thấy trong trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Nó phải có tính mô tả, tối đa 160 ký tự và duy nhất cho mỗi bài viết.

Đó là cơ hội để thuyết phục người tìm kiếm nhấp vào liên kết của bạn và truy cập website thay vì chọn click vào website khác.

Cần lưu ý rằng Google không phải lúc nào cũng hiển thị Meta Description mà chúng ta đã cung cấp, Google có thể sử dụng Description riêng nếu như phù hơn với người tìm kiếm.

Mẹo tối ưu hóa meta description:

Tránh các description được tạo tự động – Mặc dù Google có thể không sử dụng description của bài viết nhưng tuyệt đối tránh để Google tự động tạo description, vì đôi khi nó không có ý nghĩa gì cả.

Thêm (các) từ khóa mục tiêu của bạn vào description – Google vẫn làm nổi bật các cụm từ tìm kiếm cả trong title và description cho các từ khóa giúp gây sự chú ý của người tìm kiếm.

4. Tóm tắt tiêu đề bài viết của bạn trong Thẻ H1

Thẻ H1 là “thẻ tiêu đề” của bạn. Một bài viết cần được định dạng nội dung thật đúng. Cần có tiêu đề (h1) và các tiêu đề phụ (h2, h3).

Thẻ H1

Mỗi bài chỉ cần có một thẻ H1. Nếu như bạn đang sử dụng WordPress thì theo mặc định, tiêu đề của một bài viết cũng là thẻ H1.

Chúng ta có thể chọn có cùng một thẻ <title> và <h1> hoặc cung cấp một tiêu đề thay thế cho tiêu đề.

Hãy nhớ rằng các công cụ tìm kiếm hiển thị trong kết quả những gì họ tìm thấy trong title chứ không phải là thẻ H1. Có những trường hợp bạn cần phải giới thiệu, bởi gì các lý do dưới đây:

  • Tránh sử dụng một từ duy nhất cho tiêu đề hãy làm cho tiêu đề trở nên thú vị và hữu ích nếu như người đọc đã tìm thấy thông tin của website bạn.
  • Sử dụng các phân cấp cho title có nghĩa là thẻ tiêu đề đầu tiên là <h1> và sau đó là <h2> và sau đó <h3>, <h4>, v.v.
  • Các tiêu đề phụ thì cần sử dụng các từ khóa longtail hay liên quan tới từ khóa và các thẻ H là nơi tuyệt vời để sử dụng các từ khóa Longtail, Semantic, …

Định dạng nội dung

Hãy chỉnh sửa bố cục nội dung của bài viết nhằm đảm bảo người dùng có thể dễ dàng đọc và hiểu được nội dung bài viết.

  • Sử dụng chữ in đậm, gạch chân hoặc in nghiêng để làm nổi bật các phần quan trọng của bài viết.
  • Sử dụng phông chữ có kích thước vừa dùng với người đọc (ít nhất 14px).
  • Tách văn bản thành các đoạn nhỏ (thường 3 – 4 dòng cho 1 đoạn bài viết).
  • Sử dụng khoảng cách giữa các đoạn văn để làm cho văn bản dễ đọc hơn.
  • Sử dụng CSS để tạo các phần nổi bật và chia nhỏ văn bản thành các phần nhỏ dễ quản lý hơn.

5. Multimedia (đa phương tiện)

Văn bản chỉ có thể mang nội dung cho bài viết của bạn. Hình ảnh thu hút, video hay biểu đồ có thể làm giảm tỷ lệ thoát và tăng thời gian trên trang: đây hai yếu tố xếp hạng tương tác người dùng rất quan trọng.

6. Thẻ H2

Từ khóa mục tiêu của bạn nên có trong tiêu đề phụ, và thường được để trong thẻ H2.

7. Từ khoá phải nằm 100 từ đầu tiên của bài viết

Từ khoá của bạn cần phải xuất hiện trong 100-150 từ đầu tiên của bài viết của bạn.

Từ khoá phải nằm 100 từ đầu tiên của bài viết

8. Giao diện phải có Responsive

Google đã bắt đầu áp dụng những yếu tố chất lượng cho các trang web không thân thiện với mobile vào năm 2015. Nếu bạn muốn làm cho trang web của mình thân thiện với giao diện mobile, tôi khuyên website của bạn nên có responsive.

Đây là một chiến lược SEO, SEO mũ dễ dàng để có được lượng truy cập nhiều hơn.

Link out tới các trang liên quan giúp Google tìm ra chủ đề trang của bạn. Nó cũng cho Google thấy rằng trang của bạn đang cung cấp một thông tin chất lượng.

10. Sử dụng liên kết nội bộ

Có rất nhiều người nói liên kết nội bộ (internal link) chỉ nên có từ 2 – 3 link trong một bài viết. Nhưng có nhiều website như wiki chẳng hạn sử dụng từ 50–>100 internal link. Và tại sao liên kết nội bộ giữa các bài viết trên cùng 1 website lại rất quan trọng trong SEO vì:

1 phần cốt lõi trong xây dựng website: đầu tiên khi mà spider của công cụ tìm kiếm bắt đầu thu thập vào 1 trang hay 1 bài viết đó là đi theo các liên kết mà nó tìm thấy trên trang hay bài viết đó (cả internal link và external link).

Vì vậy, khi bot đến trang hay bài viết và không có bất kỳ liên kết nào khác trong phần nội dụng thì bot chỉ có đang trang mà nó truy cập được.

Nhưng nếu bạn bài viết có liên kết internal tới các bài viết khác trên cùng website thì bot sẽ theo các liên kết này tới các bài viết được liên kết đó.

Đó là cách để công cụ tìm kiếm biết về các bài viết khác: Như đã giải thích ở trên khi công cụ tìm kiếm tìm thấy bài viết có liên kết thì nó cũng sẽ theo các liên kết và đọc các bài viết đó, vì vậy chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật này để thông báo cho công cụ tìm kiếm về các bài viết trên website chưa được index hay mất index.

Đó là một cách để nói với các công cụ tìm kiếm mà các trang Landing Page của website: Mỗi website đều có một số Landing Page quan trọng hơn những trang khác. Liên kết nội bộ là một trong những cách để xác định các trang quan trọng nhất bằng cách sử dụng nhiều liên kết nội bộ hơn.

Đó là cách để tăng thời gian của người dùng trên website – Người dùng đọc bài viết sẽ có nhiều khả năng nhấp vào liên kết để đọc thêm về một chủ đề liên quan và do đó giúp tăng thời gian trên website, tăng số trang được truy cập và giảm Bounce Rate.

Các phương pháp hay nhất khi xây dựng liên kết nội bộ :

  • Sử dụng đa dạng anchor text, không nên tập trung khóa nhiều vào từ khóa.
  • Thêm liên kết nội bộ khi chúng hữu ích cho người đọc.
  • Không quá 15 liên kết nội bộ trên mỗi bài viết (đây là ý kiến ​​riêng của SEO Nam Nguyễn và không dựa trên bất kỳ nghiên cứu nào)
  • Khi có thể, hãy thêm các liên kết vào nội dung của của bài viết (không phải ở Footer hoặc Sidebar)

11. Tăng tốc độ trang web

Google đã tuyên bố rằng tốc độ tải trang là một tín hiệu quan trọng trong xếp hạng. Bạn có thể tăng tốc độ trang web của bạn bằng cách sử dụng CDN, nén ảnh và chuyển sang hosting nhanh hơn.

Đảm bảo rằng trang web của bạn không mất hơn 4 giây để tải: MunchWeb cho thấy rằng 75% người dùng sẽ không truy cập lại trang web đã mất hơn 4 giây để tải.

Bạn có thể dễ dàng kiểm tra tốc độ tải của trang web bằng cách sử dụng GTMetrix.com.

12. Từ khoá LSI

Keyword LSI là từ đồng nghĩa mà Google sử dụng để xác định mức độ liên quan của trang (và có thể chất lượng). Bạn nên sử dụng chúng vào mỗi bài viết.

Từ khoá LSI

13. Tối ưu hình ảnh (Image Optimization)

Đảm bảo rằng ít nhất một tên của hình ảnh có từ khoá mục tiêu của bạn (ví dụ: on_page_SEO.png) và đảm bảo từ khóa mục tiêu của bạn được đặt trong thẻ Alt của bạn.

Tham khảo ngay bài viết: Hướng dẫn tối ưu hình ảnh lên Top Google nhanh

Tối ưu hình ảnh (Image Optimization)

14. Sử dụng Social Sharing Buttons

Các tín hiệu xã hội có thể không đóng vai trò trực tiếp trong việc xếp hạng trang web của bạn. Nhưng các tín hiệu xã hội tạo ra nhiều hiệu ứng tốt cho nội dung của bạn.

Và bạn càng có nhiều Social Sharing Buttons, càng có nhiều khả năng ai đó sẽ liên kết với bạn. Vì vậy, đừng ngại khi đặt nút chia sẻ trên mạng xã hội nổi bật trên trang web của bạn.

Thực tế, một nghiên cứu của BrightEdge cho thấy các nút chia sẻ xã hội nổi bật có thể làm tăng chia sẻ xã hội lên 700%.

Tham khảo bài viết: Tín hiệu social ảnh hưởng như thế nào đến thứ hạng tìm kiếm

15. Chất lượng bài viết

Những yếu tố đánh giá là nội dung chất lượng?

Nội dung gốc (bài viết, văn bản, hình ảnh, video, bản trình bày, infographics, nhận xét, v.v.) – Không sao chép hoặc tái tạo lại các bài viết đã được xuất bản.

Nội dung được xuất bản trên website phải là đầu tiên – Ngay cả khi đó là nội dung của riêng bạn, nếu đã xuất bản trên một website khác thì nó không tốt cho website của bạn (trừ khi bạn chỉ định chính xác thẻ canonical).

Nội dung hữu ích – không nên có gắng đăng thật nhiều bài viết, hãy tập trung vào nội dung thật là hữu ích với người đọc, điều này sẽ giúp tăng thêm giá trị cho website.

Nội dung được nghiên cứu kỹ lưỡng – Người dùng không muốn đọc các bài viết không có sự đầu tư và nghiên cứu, công cụ tìm kiếm cũng vậy.

Thuật ngữ SEO “length is strength – chiều dài là sức mạnh” được cho thấy nội dung dài có xu hướng xếp hạng cao trên trang 1 của Google.

Nội dung không thiên vị – Nếu bạn đang viết về một chủ đề nhất định hoặc trả lời câu hỏi, hãy đảm bảo rằng nội dung bạn viết là hợp lý.

16. Tăng thời gian Dwell

Nếu ai đó nhấn nút quay lại ngay sau khi vừa vào một trang nội dung của bạn, trang này cho Google biết và nhận định: có thể đây là trang chất lượng thấp.

Đó là lý do Google sử dụng “dwell time” để tăng chất lượng nội dung của bạn. Tăng thời gian trung bình của bạn bằng cách viết nội dung dài, hấp dẫn giúp mọi người đọc.

Dưới đây là tổng hợp yếu tố quan trọng của SEO Onpage giúp lên Top nhanh:

Dưới đây là tóm tắt tất cả các kỹ thuật:

  1. Chất lượng nội dung luôn là yêu cầu đầu tiên.
  2. Title và description của bài viết
  3. Nội dung chuẩn SEO
  4. Tiêu đề và định dạng nội dung
  5. Hình ảnh và các yếu tố đa phương tiện khác
  6. Tối ưu hóa URL
  7. Liên kết nội bộ
  8. Outbound link
  9. Tốc độ tải trang
  10. Thân thiện với thiết bị di động
  11. Nhận xét và SEO onpage

Danh sách vấn đề cần kiểm tra SEO Onpage

  • Đảm bảo rằng bạn hiểu sự khác biệt giữa SEO Onpage và SEO Offpage.
  • Đảm bảo rằng nội dung là duy nhất, hữu ích và được nghiên cứu kỹ.
  • Xem xét và tối ưu hóa Title bằng cách thêm từ khóa.
  • Thực hiện nghiên cứu từ khóa và đảm bảo rằng từ khóa mục tiêu của bạn là một phần của tiêu đề và nội dung.
  • Tìm các từ khóa LSI, liên quan và sử dụng chúng trong các tiêu đề và nội dung của bạn.
  • Đảm bảo rằng bài viết chỉ có một thẻ H1.
  • Sử dụng tiêu đề phân cấp trên trang (H1 -> H2 -> H3).
  • Làm đẹp nội dung của bạn (sử dụng chữ in đậm, in nghiêng và CSS).
  • Tối ưu hóa hình ảnh của bạn và các yếu tố đa phương tiện khác..
  • Đảm bảo URL Friendly với SEO và cấu trúc URL phân cấp rõ ràng.
  • Thêm liên kết nội bộ vào nội dung của bạn.
  • Sử dụng outbound link vào nội dung  (liên kết đến các trang web có liên quan đến chất lượng cao).
  • Đảm bảo rằng trang web tải trong chưa đầy 3 giây (cả máy tính để bàn và thiết bị di động).
  • Đảm bảo rằng trang web thân thiện với thiết bị di động.
  • Khuyến khích nhận xét nhưng chỉ xét duyệt các nhận xét có ý nghĩa.

Nguyễn Hoài Nam

Nguyễn Hoài Nam
Google luôn nhìn thấy bạn đang làm gì , đừng bao giờ tự tin rằng dùng các kỹ thuật để qua mặt Google , nếu không tự làm SEO được thì hãy liên hệ với SEO Nam Nguyen , đừng làm mất thời gian kiếm tiền của bạn.

Bản quyền nội dung