Nghiên cứu từ khóa trong SEO – Và công cụ nghiên cứu tốt nhất

Nghiên cứu từ khóa trong SEO – Và công cụ nghiên cứu tốt nhất

Nghiên cứu từ khóa là bước đầu tiên và là thiết yếu trong mọi chiến lược SEO. Trước khi sản xuất nội dung SEO, chúng ta cần phải suy nghĩ về những từ khóa mà người dùng sẽ tìm kiếm, sau đó dùng những cụm tìm khóa này để sản xuất nội dung và tìm cách xếp hạng cho chúng. Do đó có thể nói nghiên cứu từ khóa giúp mọi chiến lược SEO trở nên dễ dàng hơn và nhanh chóng thành công hơn. Ở bài viết này SEO Nam Nguyễn sẽ đưa ra cách nghiên cứu từ khóa kèm theo các công cụ phân tích tốt nhất để giúp bạn có thể tự phân tích, tự nghiên cứu thành công nhanh nhất.

Nghiên cứu từ khóa là gì?

Trước khi đi vào 1 quá trình nghiên cứu từ khóa hoàn chỉnh thì chúng ta cần phải hiểu những khái niệm quan trọng dưới đây:

Nghiên cứu từ khóa có thể được hiểu là công việc bạn phải làm để có thể đưa ra một danh sách từ khóa đang muốn xếp hạng.

Chiến lược từ khóa là về các quyết định bạn thực hiện trên cơ sở nghiên cứu từ khóa đó.

Cụm từ khóa là từ khóa chứa nhiều từ. Ví dụ như: dịch vụ SEO website chuyên nghiệp thì có các từ khóa dịch vụ SEO, dịch vụ SEO website, dịch vụ SEO chuyên nghiệp

Từ khóa dài hay còn gọi là long tail keyword là những từ khóa được hình thành ở dạng một cụm từ gồm 4 đến 5 những từ khác tạo thành xoay quanh từ khóa chính, để làm rõ ràng, cụ thể hơn về chính xác những gì diễn ra trong suy nghĩ khách hàng khi nhập vào ô tìm kiếm google về nhu cầu tìm kiếm của họ.

Từ khóa chính xác là từ khóa hoặc cụm từ khóa là mục tiêu của chúng ta. Với những website wordpress có thể dùng Yoast SEO có thể nhập keyword chính xác để thống kê mật độ.

Mục đích tìm kiếm là đáp ứng tất cả các nhu cầu và hành vi mà người tìm kiếm thực sự muốn. Đây không chỉ là những từ khóa, mà là những mục tiêu cơ bản của những gì người tìm kiếm đang cần.

Nghiên cứu từ khóa là gì

Tại sao nghiên cứu từ khóa lại quan trọng?

Nghiên cứu từ khóa rất là quan trọng vì nó chúng ta hiểu rõ những cụm từ tìm kiếm mà người đọc thường hay sử dụng. Bạn đã bao giờ gặp trường hợp sau khi phân tích và đánh giá chúng ta có 1 bảng từ khóa, nhưng người dùng lại dùng các từ khóa khác hoàn toàn để tìm kiếm chưa.

Ví dụ như ở SEO Nam Nguyễn, thời gian đầu chúng tôi có bài viết hướng dẫn cách viết nội dung chất lượng, nhưng người tìm kiếm thì thường sử dụng từ khóa là cách viết nội dung chuẩn SEO. Một sự trái ngược và xác định sai mục đích tìm kiếm của người dùng.

Nghiên cứu từ khóa tốt và phân tích kỹ lưỡng sẽ đảm bảo rằng bạn đang nhắm đúng vào đối tượng mục tiêu và điều này làm cho mọi chiến dịch SEO của bạn sẽ nhanh chóng thành công.

Làm thế nào để nghiên cứu từ khóa trong SEO

Trong các khóa học đào tạo SEO chúng tôi luôn chỉ ra rằng nghiên cứu từ khóa phải bắt buộc trải qua 4 bước.

Bước 1: Nhiệm vụ của bạn là gì?

Hãy trả lời các câu hỏi như: Bạn là ai? Website của bạn là gì? Cái gì làm bạn trở nên nổi bật giữa đám đông? Và bạn cam kết gì trên website?

Rất nhiều người không thể trả lời những câu hỏi này một cách hiệu quả lúc đầu. Bạn phải tìm ra những gì làm cho bạn nổi bật so với đám đông. Khi bạn có thể trả lời chi tiết các câu hỏi này, bạn sẽ thực hiện bước đầu tiên và quan trọng nhất trong chiến lược từ khóa.

Bước 2: Tạo danh sách từ khóa

Bước thứ hai của nghiên cứu từ khóa là tạo danh sách từ khóa. Hãy trả lời các câu hỏi: Tìm kiếm điều gì? Có thể sử dụng loại cụm từ tìm kiếm để tìm kiếm dịch vụ hoặc sản phẩm? Hãy đặt ra thật nhiều câu hỏi và trả lời các câu hỏi này.

Một cách khác để có thể trả lời nhanh hơn đó là sử dụng các công cụ hỗ trợ SEO để tiến hành phân tích các đối thủ đang xếp hạng trên 10 vị trí đầu tiên. Sau đó chắt lọc bạn sẽ có 1 bộ từ khóa hoàn hảo mà không mất nhiều thời gian.

Bước 3: Xem xét mục đích tìm kiếm

Phần lớn chiến lược SEO ngày nay nên xoay quanh việc trả lời các câu hỏi mà người tìm kiếm đặt ra. Bất cứ khi nào ai đó nhập truy vấn tìm kiếm vào công cụ tìm kiếm, họ đang tìm kiếm một thứ gì đó. Mỗi loại câu hỏi cần một câu trả lời cụ thể.

Khi lên kế hoạch cho nội dung của bạn, hãy luôn trả lời những câu hỏi dưới đây:

  • Mục đích thông tin: Cũng giống như trên thì mọi người đang cố gắng tìm kiếm thông tin về một chủ đề cụ thể nào.
  • Mục đích điều hướng: Mọi người muốn truy cập một website bằng cách nhập cụm từ trên công cụ tìm kiếm.
  • Mục đích thương mại: Mọi người đang muốn mua thứ gì đó hoặc đang nghiên cứu trước khi mua hàng.
  • Mục đích giao dịch: Mọi người đang tìm mua thứ gì đó sau khi thực hiện tìm kiếm mục đích thương mại của họ.

Tìm hiểu và cố gắng trả lời những ý định tìm kiếm này bằng cách cho mọi người những gì họ muốn.

Bước 4: Xây dựng nội dung hoặc các landing page

Bước tiếp theo hướng tới chiến lược từ khóa dài hạn là tạo Landing Page. Trước đây thì mỗi từ khóa sẽ có 1 landing page riêng. Nhưng các công cụ tìm kiếm hiện nay rất thông minh và thường sẽ cung cấp câu trả lời hay nhất, chất lượng nhất nhằm đáp như mục đích tìm kiếm của người đọc.

Công cụ tìm kiếm cũng hiểu được sự khác biệt giữa các từ khóa. Vì vậy, chúng ta có thể tối ưu hóa một trang cho nhiều từ khóa. .

Chiến lược từ khóa dài hạn

Không có website nào bền vững thứ hạng trên SERP hay lưu lượng truy cập tìm kiếm cao chỉ với một từ khóa hay một cụm từ khóa. Bạn cần phải thực hiện 4 bước trên và có một chiến lược cho từ khóa. Ở phần này sẽ xoay quanh vấn đề giải thích tại sao phải có một chiến lược từ khóa dài hạn.

Có bao nhiêu từ khóa?

Mỗi ngành mỗi nghề hay mỗi lĩnh vực sẽ có số lượng từ khóa chính xác khác nhau. Thông thường chúng ta sẽ thấy có khoảng tầm vài trăm từ khóa chính xác.

Hãy suy nghĩ về những từ khóa bạn muốn xếp hạng và những từ khóa nào sẽ hỗ trợ cho các từ khóa mà bạn muốn xếp hạng. Hiểu các ưu tiên và lên kế hoạch tạo nội dung của bạn.

Chiến lược nghiên cứu từ khóa

Trong một thế giới lý tưởng, bạn sẽ thực hiện nghiên cứu từ khóa và tạo ra các landing page. Cấu trúc website hoàn hảo và bạn sẽ viết mỗi ngày làm cho website ngày càng xếp hạng cao hơn trên Google. Quá hoàn hảo – nhưng sự thật rất nghiệt ngã. Vấn đề là phải viết gì với chủ đề gì, vấn đề là Google có rất nhiều thuật toán để xếp hạng.

Nếu bạn đang viết một cái gì đó mà không chính xác với chiến lược phát triển, điều này cho thấy bạn đang cố gắng bổ sung nội dung biên nhằm cố gắng xếp hạng cho các từ khóa. Với cách làm này thì đây là 1 con dao 2 lưỡi nó có thể giết bạn bất cứ lúc nào.

Một chiến lược nghiên cứu từ khóa sẽ đảm bảo cho bạn 1 kế hoạch nội dung lâu dài. Sử dụng thêm công cụ Google Trend và Google Alerts để có những gợi ý mới nhất cho 1 chiến lược nội dung lâu dài.

Tầm quan trọng của chiến lược từ khóa dài

Tập trung vào các từ khóa dài phải là một phần quan trọng trong chiến lược nghiên cứu từ khóa dài hạn. Từ khóa dài là từ khóa hoặc cụm từ khóa cụ thể hơn (và thường dài hơn) so với các từ khóa phổ biến.

Từ khóa dài thường nhận được ít lưu lượng tìm kiếm, nhưng thường sẽ có giá trị chuyển đổi cao hơn, vì chúng tập trung nhiều hơn vào một sản phẩm hoặc chủ đề cụ thể.

Các công cụ nghiên cứu và phân tích từ khóa tốt nhất hiện nay

Bảng chấm các cộng cụ nghiên cứu và phân tích từ khóa này được các chuyên gia hàng đầu trên thế giới tổng hợp lại, giúp chúng ta nhanh chóng có những công cụ tốt nhất, hay nhất mà không phải mất nhiều thời gian tìm kiếm.

Ahrefs

Ahrefs

Số từ ​​khóa gợi ý * : 5/5

Số lượng có thể đạt tới:  892,576 từ khóa

Lọc dữ liệu * : 4/5

Ahrefs cho phép bạn lọc toàn bộ danh sách các đề xuất từ ​​khóa theo khối lượng tìm kiếm và độ khó của từ khóa.

Công cụ này cũng cung cấp một số các chỉ số liên quan tới lượng click trên từ khóa:

  • Số lượng click
  • Tỷ lệ click trên số lượt tìm kiếm

Xu hướng lượng tìm kiếm * : 4/5

Công cụ này còn hiển thị biểu đồ xu hướng số lượng tìm kiếm theo các tháng bắt đầu từ tháng 9 năm 2015. Giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể xu hướng người dùng tìm kiếm sẽ diễn ra vào các tháng để có những phương án chuẩn bị tốt hơn.

Độ khó của từ khóa * : 5/5

Tính toán độ khó từ khóa trong Ahrefs hoàn toàn dựa backlink của top 10 website trên SERP. Ahrefs được đánh giá là công cụ đang cung cấp số liệu đáng tin cậy nhất so với bất kỳ công cụ nào khác .

Phân tích SERP * : 5/5

Một phân tích SERP rất chi tiết . Ahrefs sẽ hiển thị cho bạn số backlinks chính xác cho kết quả tìm kiếm. Đây là công cụ duy nhất cung cấp lưu lượng truy cập từ tìm kiếm mà các website đang có thứ hạng cao nhận được.

KWFinder

KWFinder

Số lượng gợi ý từ ​​khóa * : 2/5

Được gợi ý: 954 từ khóa

Ở các gói trả phí của KWFinder thì số lượng gợi ý là ở 2 mức: 200 và 700 tùy theo gói bạn lựa chọn.

Lọc dữ liệu * : 4/5

Lọc bằng KWFinder thật dễ dàng. Chỉ có một nhược điểm: đó là độ khó từ khóa gợi ý không chính xác muốn chính xác thì phải nhấp chuột vào từ khóa để công cụ cung cấp chính xác độ khó từ khóa.

Xu hướng lượng tìm kiếm * : 5/5

Xu hướng lượng tìm kiếm theo tháng được trình bày độc đáo dễ hiểu và dễ nắm bắt.

Độ khó từ khóa * : 5/5

KWFinder đưa ra độ khó từ khóa dựa trên chỉ số ( DAPAMRMT được lấy từ MOZ ) của website đang trên top của Google.

Phân tích SERP * : 4/5

Phân tích SERP của KWFinder siêu đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên, họ đang sử dụng dữ liệu backlink từ MOZ , mà không phải là một nguồn hoàn hảo.

MOZ

MOZ

Số gợi ý từ ​​khóa * : 2/5

Được gợi ý:  1.000 từ khóa

Lọc dữ liệu * : 5/5

Mặc dù các tùy chọn lọc của công cụ từ MOZ cảm thấy có phần hạn chế, nhưng chúng cung cấp các bộ lọc và nhóm từ khóa ngữ nghĩa độc đáo.

Xu hướng lượng tìm kiếm * : 0/5

Không cung cấp dữ liệu xu hướng tìm kiếm qua các tháng.

Độ khó từ khóa * : 5/5

Moz sử dụng các chỉ số về mức độ uy tín để có thể tính độ khó của từ khóa. Điểm số từ MOZ đưa ra khá cụ thể và chi tiết.

Phân tích SERP * : 2/5

Moz chỉ cung cấp dữ liệu tối thiểu cho các kết quả tìm kiếm top10 như PA , DA.

SEMRUSH

SEMRUSH

Số gợi ý từ ​​khóa * : 4/5

Gợi ý:  440,273 từ khóa

Lọc dữ liệu * : 4/5

SEMrush đáp ứng tất cả dữ liệu mà bạn muốn lọc.

Xu hướng lượng tìm kiếm * : 3/5

Semrush không hiển thị cho bạn số lượng tìm kiếm trong các tháng qua mà thay vào đó cung cấp cho bạn các chỉ số thập phân.

Độ khó từ khóa * : 1/5

SEMrush xem xét mức độ uy tín của các website đang có thứ hạng cao để xác định độ khó của từ khóa.

Nhưng hầu hết các chỉ số độ khó là sai, bạn không nên tin vào các chỉ số này

Phân tích SERP * : 1/5

SEMrush chỉ cho bạn thấy một SERP của Google được lưu trữ cho một từ khóa nhất định và không có dữ liệu về các website đang xếp hạng.

Longtail Pro

Longtail Pro

Số gợi ý từ ​​khóa * : 2/5

Được gợi ý:  893 từ khóa

Lọc dữ liệu * : 3/5

Có khá nhiều cách để có thể lọc dữ liệu, nhưng giao diện hơi khó sử dụng và tốc độ xử lý hơi chậm.

Xu hướng lượng tìm kiếm * : 0/5

Không cung cấp dữ liệu ‘xu hướng lượng tìm kiếm qua các tháng’.

Độ khó từ khóa * : 4/5

Điểm độ khó được tính toán bằng cách sử dụng title, chỉ số Majestic, liên kết và nhiều yếu tố khác… của top 10 website đang được xếp hạng trên Google.

Phân tích SERP * : 3/5

Nhược điểm của phân tích SERP là nó buộc bạn phải mở một tab trình duyệt mới dễ gây xao nhãng trong việc phân tích.

Tại sao không nên sử dụng Google Keyword Planner (và một vài công cụ nghiên cứu từ khóa khác)

Bạn có thể nhận thấy rằng Công cụ Google Keyword Planner không được đưa vào là một trong những công cụ phân tích từ khóa tốt nhất. Lý do rất đơn giản đây là công cụ chuyên biệt để nghiên cứu quảng cáo PPC và nó thực sự không giúp ích được nhiều trong tìm kiếm tự nhiên. Vào năm 2012 Rand Fishin có cảnh báo là cần thận khi sử dụng Công cụ Google Keyword Planner để nghiên cứu.

Kết luận

Nghiên cứu từ khóa nên là khởi đầu của bất kỳ chiến lược SEO bền vững nào. Kết quả sẽ là danh sách từ khóa dài mà bạn muốn được tìm thấy. Nhưng phần khó nhất vẫn còn đó là phải sản xuất nội dung chuẩn SEOchất lượng, sau đó sử dụng những tiêu chí quan trọng trong SEO để cho Google hiểu đó là nội dung chất lượng và cho lên top dễ dàng hơn.

Nguyễn Hoài Nam

Nguyễn Hoài Nam
Google luôn nhìn thấy bạn đang làm gì , đừng bao giờ tự tin rằng dùng các kỹ thuật để qua mặt Google , nếu không tự làm SEO được thì hãy liên hệ với SEO Nam Nguyen , đừng làm mất thời gian kiếm tiền của bạn.

Bản quyền nội dung